Trong năm nay tình thế đổi chiều. Một số hãng vé máy bay giá rẻ đột nhiên đảo chiều tăng giá vé máy bay khiến cho người dân vô cùng lúng túng.
Bắt đầu từ thời điểm này, hành khách gần như không còn cơ hội mua vé máy bay Tết giá thấp do 2 hãng Jetstar Pacific (JPA) và VietJet Air (VJA) đã mở bán đợt 2 và Vietnam Airlines (VNA) cũng thông báo hết vé trên nhiều chuyến bay.
Tăng thêm mỗi vé 160.000 đồng, vé của VJA có còn là giá rẻ?. Ảnh minh họa: nguồn VJA
Hãng giá rẻ đắt hơn hãng truyền thống
Bên cạnh việc tăng chuyến tối đa để phục
vụ nhu cầu đi lại của hành khách vào dịp Tết, một số hãng hàng không
nội địa cũng thực hiện tăng giá vé.
Trong dịp cao điểm Tết Giáp Ngọ 2014,
hai hãng giá rẻ là JPA và VJA tiếp tục tăng giá đối với vé xuất bán từ
đầu tháng 11 và có giá trị khởi hành trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 2
tuần.
Như vậy, mức giá phổ thông cao nhất đã
có thuế, phí của VJA đã lên đến 3,393 triệu đồng/vé/lượt, tăng 160.000
đồng; giá cao nhất của JPA là 3,124 triệu đồng/vé/lượt, tăng 150.000
đồng. Riêng VNA chưa thông báo tăng giá vé trong dịp Tết và giá vé cao
nhất của hãng vẫn giữ nguyên mức 3.047 triệu đồng/vé/lượt.
Lý giải đợt tăng giá này, diện JPA cho
biết doanh thu tăng thêm nhằm bù đắp một phần biến động chi phí đầu vào
như tỷ giá, xăng dầu. Đại diện bộ phận kinh doanh của hãng cho biết trần
giá vé được nới thêm 5,6% nhưng JPA chủ yếu tăng giá ở một số loại vé
giá cao với mức tăng phổ biến chỉ vài chục nghìn đồng. Các loại giá thấp
đều không có điểu chỉnh.
Theo quyết định số 2967/2011 của Bộ Tài chính, các hãng được tăng trần giá vé máy bay tết giáp ngọ 2014
trong biên độ 20% trên đường trục Hà Nội – TPHCM (và ngược lại), tương
ứng với giá trần cao nhất cho hạng phổ thông là 3,4 triệu đồng/vé/lượt.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính yêu cầu việc
tăng giá chia làm nhiều đợt để không gây sốc cho thị trường. Từ năm 2011
đến nay, cả 3 hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines (VNA),
Jetstar Pacific (JPA) và VietJet Air (VJA) đã có 2 đợt tăng giá.
Như vậy bắt đầu từ thời điểm này, hành
khách gần như không còn cơ hội mua vé Tết giá thấp do 2 hãng JPA và VJA
đã mở bán đợt 2 và VNA cũng thông báo hết vé trên nhiều chuyến bay.
Đối với các chuyến bay trên đường trục
Hà Nội – TPHCM (và ngược lại) khởi hành trong giai đoạn từ ngày 17 đến
ngày 30-1-2014 (17 tháng Chạp đến 30 Tết), VNA còn các loại giá 1.765
đồng, 2.040 triệu đồng, 2.260 triệu đồng, 2.480 triệu đồng, 2.997 triệu
đồng/vé.
Hãng VJA còn các loại giá 1.985 triệu
đồng, 2.337 triệu đồng, 2.975 triệu đồng, 2.533 triệu đồng, 3.173 triệu
đồng/vé. Hãng JPA chỉ còn các loại giá trên 2 triệu đồng đến 3.173 triệu
đồng/vé. Đặc biệt, JPA còn có loại giá dành cho những hành khách “một
ngày ăn Tết ở 3 thành phố” Hà Nội – Đà Nẵng – TPHCM. Cụ thể, khách bay
Hà Nội từ 6h15 có thể ghé lại Đà Nẵng đến 16h55 ra sân bay Đà Nẵng và có
mặt tại TPHCM lúc 20h40 với giá vé liên chặng là 4.586 triệu đồng/vé.
Tránh mua phải vé rởm
Khác với thông lệ, vé Tết năm nay không
còn khan hiếm ở những chặng bay đông khách do các hãng hàng không nội
địa đều có sự tăng trưởng đáng kể về đội bay. Số lượng hãng hàng không
tham gia thị trường ít hơn do Air Mekong đã ngừng bay, nhưng tổng tải
trọng cung ứng lại tăng lên đáng kể khi JPA có nhiều hơn 2 máy bay A320;
VJA có nhiều hơn 3 máy bay A320 so với năm ngoái và chuẩn bị tiếp nhận
thêm 1 máy bay vào cuối tháng 10. Do đó, vé máy bay Tết không còn khan
hiếm.
Trong những ngày cao điểm, VNA thực hiện
30 chuyến bay/ngày trên đường bay Hà Nội – TPHCM, VJA và JPA thực hiện 9
chuyến bay/ngày. Vì vậy, khả năng tăng tải của các hãng tốt hơn, giá vé
cũng cạnh tranh hơn nên không còn cảnh hành khách phải chờ đợi xin chỗ,
đặt sổ chờ để bay Tết.
Tuy nhiên, nếu hành khách không mua vé
sớm vẫn có thể phải đảo lộn kế hoạch bay vì những chuyến bay dự định đã
hết vé. Nhiều hành khách ham rẻ hoặc gặp hoàn cảnh này đã tìm mua vé
trên mạng nên rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Nguyên nhân do chính
sách của các hãng hàng không là được đổi tên, một số đại lý hoặc cá nhân
đã dùng chiêu đổi tên, tung ra giá rẻ để bán khống một vé máy bay cho nhiều người.
Gần đây, các hãng hàng không và Cục Hàng không Việt Nam còn cảnh báo hiện tượng hành khách ham rẻ mua vé của đại lý vé máy bay
bằng tên người khác rồi đến phường, xã nơi cư trú báo mất chứng minh
nhân dân, xin xác nhận nhân thân theo tên tuổi ghi trong vé máy bay để
sử dụng vé đó.
Tất cả các trường hợp này đều khó qua
mặt được nhân viên an ninh sân bay vì theo quy định mới, 100% hành khách
bay bằng giấy xác nhận nhân thân đều bị phỏng vấn, kiểm tra rất kỹ đề
ngăn ngừa gian lận vé.
Các hãng hàng không khuyến cáo hành
khách nên mua vé tại các đại lý chính thức, có trưng biển hiệu đàng
hoàng, đúng quy cách, mua vé trực tuyến qua website của hãng hoặc mua
qua tổng đài bán vé.
Từ cuối tháng 11, cả 3 hãng nội địa sẽ
tung ra đợt bán vé cuối cùng nhưng tải trọng cung ứng chủ yếu tập trung
vào các đường bay đông khách. Riêng trên các đường bay ngắn như TPHCM đi
Quy Nhơn, Thanh Hóa, Tuy Hòa,… hành khách gần như đã hết cơ hội mua vé,
vì khả năng tăng tải trên các đường bay này là rất ít. Hiện nay trên
các đường bay ngắn này chỉ còn chỗ cho các chuyến bay khởi hành từ
khoảng ngày 15 đến ngày 23 tháng Chạp./.
Nguồn: http://www.abay.vn/TinTuc/hang-ve-may-bay-gia-re-dip-tet-doi-chieu-tang-gia.aspx
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !